Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Thời gian cập nhật: 18/10/2019

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký vừa ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Quy định mới trong nhập khẩu phế liệu là một trong những nội dung quan trọng của Nghị định 40/2019/NĐ-CP

Về phạm vi điều chỉnh, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)

Việc xây dựng Nghị định bảo đảm một số quan điểm, nguyên tắc sau đây: (i)Tập trung vào các vấn đề cơ bản, trọng tâm về bảo vệ môi trường (BVMT) theo Chỉ thị số 25/CT-TTg; các quy định về BVMT bảo đảm tính thống nhất giữa các luật; (ii) Chú trọng phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường theo hướng chủ động, trọng tâm, trọng điểm dựa trên việc phân nhóm, phân loại theo mức độ rủi ro, tính đặc thù của các vấn đề môi trường; kết hợp quản lý quá trình với quản lý “cuối đường ống” theo từng nhóm, loại hình tác động và mức độ rủi ro môi trường; (iii) Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu tiết kiệm chi phí, thời gian cho các đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; lồng ghép các thủ tục hành chính có liên quan; đảm bảo sự đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước về BVMT; (iv) Bảo đảm sự phân công, phân cấp rõ ràng trong quản lý nhà nước về BVMT; tăng cường phân cấp cho địa phương; tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với công tác BVMT; (v) Bảo đảm phù hợp với cam kết, thông lệ quốc tế về BVMT; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật về BVMT của một số nước trên thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.

Nghị định gồm có 7 điều và 03 phần Phụ lục, gồm: Phạm vi điều chỉnh; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2014/NĐ-CP; Điều khoản chuyển tiếp; Hiệu lực thi hành và Phụ lục.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP gồm các nội dung: Đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC); đánh giá sơ bộ tác động môi trường; Về đánh giá tác động môi trường (ĐTM); vận hành thử nghiệm và báo cáo kết quả vận hành; kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT; và các nội dung khác.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, gồm các nội dung: Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; Quy định về xác nhận hệ thống quản lý môi trường; Các nội dung khác.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, gồm các nội dung: quản lý chất thải rắn, quản lý nước thải, quản lý khí thải; quan trắc môi trường định kỳ; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; nhập khẩu phế liệu.

Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 127/2014/NĐ-CP: Bổ sung khoản 4 Điều 8; khoản 4 Điều 9; và sửa đổi, bổ sung Điều 10 về thay đổi nội dung liên quan đến điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Đặc biệt Nghị định đã cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh...

Về điều khoản chuyển tiếp, Nghị định nêu rõ: Hồ sơ đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực (trừ các điều, khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 22 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Điều 64 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của các Nghị định tại thời điểm tiếp nhận, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ có yêu cầu thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Các báo cáo định kỳ của chủ dự án, cơ sở và khu công nghiệp về: quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và các báo cáo môi trường khác, được lồng ghép trong cùng một báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện quy định này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

Nghị định này bãi bỏ: Điều 11 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 34, Điều 35, Điều 36 và các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 55 và Phụ lục V của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngàỵ 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; khoản 5 và khoản 9 Điều 9, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 27, Điều 38, Điều 41, điểm b khoản 1 Điều 43, khoản 3 Điều 44 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khách hàng - Đối tác
Artech/Spain
Minilec/India
Qubino/Slovenia
Fibaro/Poland
Vimar/Italy
ABB
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
247
246
246
245
243
242
236
235
234
233
232
231
229
Siêmnt
1
Bạn cần hỗ trợ?